Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Danh sĩ Lương Thúc Kỳ

    davudesco
    davudesco
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN


    Nam
    Tổng số bài gửi : 523
    Age : 40
    Registration date : 05/02/2007

    Danh sĩ Lương Thúc Kỳ Empty Danh sĩ Lương Thúc Kỳ

    Bài gửi by davudesco Thu Mar 22, 2007 10:17 am

    Lương Thúc Kỳ sinh ngày 13 tháng 6 năm Quý dậu (1873) tại làng Hà Tân, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình gia thế, hiếu học. Ơ tuổi 27, năm 1900, ông đỗ cử nhân, đồng khoa với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Nguyễn Sinh Sắc...Ông là người đầu tiên có học hàm cử nhân của huyện Đại Lộc thời bấy giờ nên rất nổi tiếng trong vùng.

    Đường hoạn lộ của danh sĩ Lương Thúc Kỳ khá phức tạp. Sau khi thi đỗ, triều đình nhà Nguyễn cử ông làm Hậu bổ tại tỉnh đường Bình Thuận, năm sau làm tri huyện Tuy Phong, cũng ở Bình Thuận. Năm 1908, Lương Thúc Kỳ bị cách chức và bắt giam hơn một năm tại nhà lao Phan Thiết vì tội chính trị: tham gia phong trào chống sưu thuế khởi đi từ quê hương Đại Lộc rồi lan rộng khắp Trung kỳ. Trong vụ này còn có Tiến sĩ Trần Quý Cáp, giáo thọ Khánh Hòa bị xử yêu trảm (chém ngang lưng) tại bãi chém huyện Diên Khánh và hàng trăm chí sĩ bị tù tội, bị đày ra Côn đảo...

    Thời gian làm quan ở Bình Thuận, Lương Thúc Kỳ thường liên lạc với gia đình Kỳ Xuyên Nguyễn Thông. Cụ Nguyễn Thông sinh quán tại Gia Định, đỗ cử nhân khoa Kỷ dậu-1856, là người tham gia biên soạn bộ Khâm định nhân sự kim giám, tham dự các trận đánh Pháp bảo vệ Gia Định thành, cuối đời rút về Bình Thuận, tiếp tục hoạt động yêu nước chống xâm lược và sự thối nát của triều đình. Lương Thúc Kỳ cùng hai con trai cụ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh và ông Hồ Tá Bang lập trường tư thục Dục Anh và Hội thanh niên thể dục là những cơ sở hợp pháp để xiển dương tư tưởng duy tân và phong trào tân học. Từ đó, ông trở thành một thành viên của gia đình Kỳ Xuyên với tư cách con rễ.

    Trong hơn mười năm nghỉ việc quan, Lương Thúc Kỳ giảng dạy tại các trường tân học. Kiến văn uyên bác, thi phú tài hoa và uy tín của ông được giới nhân sĩ, thanh niên khắp ba kỳ biết đến. Để định chế một nhân vật như vậy, triều đình Huế tái bổ Lương Thúc Kỳ làm Huấn đạo tại Quảng Nam rồi lần lượt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên. Năm 1919, ông được triệu về Sở Tu thư tại kinh thành Huế . Ơ đấy, Lương Thúc Kỳ tham gia vào ban chủ biên các bộ sách quan trọng của triều đình: Hán Việt từ điển, Thừa Thiên địa lý chí, Thừa Thiên đăng khoa lục...Đặc biệt, trong thời gian 5 năm làm quan ở Huế, Lương Thúc Kỳ đã dày công soạn bộ Quốc ngạn gồm 1500 liên, tức 3000 câu ngạn ngữ và được NXB Tiếng Dân in năm 1931. Trong lời tựa, tác giả viết (bản dịch): Nước ta ở phía nam châu AÁ, đã trải qua 4 nghìn năm, dân số ước đến 25 triệu, những người biết chữ nghĩa, thông hiểu việc xưa nay trăm phần chưa được một, còn những hạng không được đi học lại thuộc phần nhiều. Nhưng xét khi ăn ở trong gia đình, ứng tiếp ngoài xã hội, câu chuyện việc làm, không điều gì là không hợp lẽ thường, giống như một người có học vậy. Nếu không nhờ phương ngôn, tục ngữ quen thuộc trên đầu lưỡi để làm nền nếp khuyên răn dạy bảo thì làm sao có được cách ứng xử giữa đời như thế. Than ôi, tiếng ngạn cũng có công hiệu với dân tộc ta nhiều! Ngoài ra, theo ông Lương Cần, con trai của cụ, thì Lương Thúc Kỳ còn nhiều tác phẩm bị thất lạc, tiêu hủy vì nhiều nguyên nhân.

    Làm quan trong một thời kỳ triều đình mất chủ quyền, Lương Thúc Kỳ mong được về hưu sớm: Ngọt ngon mặn lạt chục năm thừa Mùi thế thôi thôi rứa cũng vừa Muôn đội ơn trên soi xét đến

    Trăm phần nợ nước báo đền chưa...
    Và ông được về hưu năm 1923 với tước vị Hàn lâm viện thị độc học sĩ. Hai năm sau được truy thăng Quan lộc tự thiếu khanh, hàm tứ phẩm. Đến cuối đời Lương Thúc Kỳ được chứng kiến một sự kiện trọng đại của lịch sử đất nước: Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945. Không chỉ chứng kiến, ông còn tham gia công tác dù tuổi tác đã cao, nhận lời mời làm Chủ tịch Hội Liên Việt huyện Đại Lộc, một tổ chức đoàn kết dân tộc lúc bấy giờ. Hai năm sau, ông mất, hưởng thọ 75 tuổi.

    Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng so với những nhân vật địa phương đất Quảng đã được chọn và đang đề xuất chọn lần này để đặt tên đường cho thành phố Đà Nẵng, tôi thấy danh sĩ Lương Thúc Kỳ là một cái tên xứng đáng. Với cả Quảng Nam, TT-Huế, Bình Thuận, những nơi từng có dấu ấn của ông. Rất tiếc, tên của ông lại không có trong danh sách đề cử
    . Vĩnh Quyền ( Lao Động )

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 3:37 pm