Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Sinh viên: Nửa đường gãy gánh

    davudesco
    davudesco
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN


    Nam
    Tổng số bài gửi : 523
    Age : 40
    Registration date : 05/02/2007

    Sinh viên: Nửa đường gãy gánh Empty Sinh viên: Nửa đường gãy gánh

    Bài gửi by davudesco Mon Oct 01, 2007 8:18 am

    Sinh viên: Nửa đường gãy gánh Sv
    Vào ngưỡng cửa ĐH là các bạn đã bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời với môi trường mới. Đặc biệt, các bạn đã bước vào tuổi 18- tuổi mà các bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đời mình. Đây là một giai đoạn thách thức của đời người, nó quyết định sự thành bại của mỗi bạn sau này.

    Sau quá trình phấn đấu thi đậu vào ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa TPHCM và ra sức học tập miệt mài trong 4 năm học, kết quả học tập của T. thuộc loại khá giỏi. T. chỉ còn làm luận văn tốt nghiệp nữa là hoàn thành tấm bằng kỹ sư.

    Nhưng cả một học kỳ T. không thể nào hoàn thành được luận văn tốt nghiệp dẫn đến trễ hạn và bị dừng học tập. Mẹ T. phải lặn lội từ miền Trung vào năn nỉ, cam kết với nhà trường gia hạn cho T. thêm một học kỳ để hoàn thành luận văn. Nhưng một học kỳ trôi qua, luận văn không thấy đâu. T. lại một lần nữa xin được nhà trường gia hạn thêm nhưng tất cả đã muộn. T. bị đuổi học năm 2006.

    Cách đây vài năm, giới sinh viên (SV) còn chưa quên sự kiện Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã lên danh sách đuổi học gần 500 SV vì vi phạm tiến độ học tập. Trong danh sách SV bị đuổi học nói trên có nhiều trường hợp đã học đến năm thứ tư và có điểm thi đầu vào rất tốt. Tại sao với sự sàng lọc gắt gao ở đầu vào như vậy, việc học ở ĐH lại diễn tiến khác với biểu đồ đi lên thuận lợi như học ở bậc phổ thông? Thạc sĩ Võ Tấn Thông, Trưởng Phòng Công tác Chính trị SV Trường ĐH Bách khoa TPHCM, nhận xét:

    Do các em còn say men chiến thắng nên học kỳ đầu lơ là trong học tập, bị nợ từ 1 đến 2 môn rồi bị sốc về mặt tâm lý. Trong khi một học kỳ qua mau, số lượng môn học trong một học kỳ đã đủ nặng, nếu phải trả nợ thì càng nặng nề hơn. Còn theo TS Nguyễn Thanh Long, Trường ĐH Mở TPHCM, vì có tâm lý xả hơi sau kỳ thi tuyển sinh mệt mỏi nên nhiều SV khi bước vào giảng đường ĐH, độ tập trung vào học tập so với bậc phổ thông chỉ vào khoảng 60% thậm chí ít hơn.

    Theo nhiều giảng viên, chỉ cần qua năm học thứ nhất hoặc chậm lắm là qua ba học kỳ, SV có thể biết mình có đủ năng lực để theo đuổi ngành học hay không và phải có sự tính toán sớm nhằm tránh lãng phí thời gian và công sức.

    Mỗi năm rơi rụng 10% - 15%

    TPHCM hiện có trên 70 trường ĐH, CĐ. Trong đó, khoảng 30% SV đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Sự khác biệt trong lối sống giữa thành thị và nông thôn cũng như việc chưa quen với cách học ở bậc ĐH khiến nhiều SV nửa đường gãy gánh vì nhiều nguyên nhân. Theo ông Huỳnh Kim Tín, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trung bình mỗi khóa đào tạo ở các trường nói chung tỉ lệ rơi rụng hằng năm chiếm từ 10% - 15%. Các tân SV hân hoan làm thủ tục nhập học hôm nay khó có thể ngờ rằng mình nằm trong số phầntrăm kể trên nếu không có kế hoạch học tập đúng đắn.

    Trong thực tế, một cuộc điều tra xã hội học do giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM tiến hành gần đây từ việc chọn mẫu ngẫu nhiên SV ba trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia TPHCM (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa) cho thấy chỉ có 30% trong số SV được hỏi là chịu khó học hỏi nâng cao kiến thức. Đây là nhóm SV có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập.

    Một tiến sĩ kinh tế ví von: Cho con học ĐH cũng như một sự đầu tư. Trong đầu tư cũng có lúc đầu tư đúng, lúc đầu tư sai. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, việc tư vấn chọn ngành học, tổ chức cuộc sống, học tập một cách khoa học là rất quan trọng. Do đó, các em cần được tư vấn từ nhà trường, gia đình và nỗ lực của bản thân.


    Theo Người Lao Động

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 2:35 pm