Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    MARKETING NHỮNG BÀI VIẾT RỜI RẠC

    davudesco
    davudesco
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN
    QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN


    Nam
    Tổng số bài gửi : 523
    Age : 40
    Registration date : 05/02/2007

    MARKETING NHỮNG BÀI VIẾT RỜI RẠC Empty MARKETING NHỮNG BÀI VIẾT RỜI RẠC

    Bài gửi by davudesco Sat Dec 29, 2007 10:53 am

    NHỮNG ĐIỀU HỌC ĐƯỢC TỪ HUYỀN THOẠI MARKETING

    Tiến sĩ Phan Quốc Công là một trong hai người tạo nên “Giải pháp marketing tốt nhất”. Anh cũng là người thoả mãn các tiêu chí của một “người marketing mới” theo định nghĩa của Kotler: vững vàng lý thuyết và có khả năng sáng tạo ra một thị trường mới của mình. Sau buổi ăn tối với Philip Kotler, anh lại muốn thử nghiệm vai trò “nhà báo” của mình…

    Rời cuộc họp báo kéo dài chiều 16.8, Philip Kotler vẫn tỏ ra phấn chấn: “Tôi rất hào hứng gặp và trao đổi với những “bộ óc vĩ đại” của Việt Nam, những người đại diện cho nền kinh tế năng động này. Và tôi được biết, trong số này còn có những người rất trẻ, được đào tạo bài bản. Tôi nóng lòng muốn gặp họ ngài

    MARKETING NHỮNG BÀI VIẾT RỜI RẠC Philip%20Kotler


    Nói là ăn tối, nhưng thực ra những người tham dự có vẻ chẳng quan tâm lắm đến thực đơn. Họ đang chờ để trò chuyện với ông. Ông Giản Tư Trung của Tổ hợp giáo dục PACE mở đầu buổi tiệc bằng một câu hỏi – mà tất cả những người tham dự đều nghĩ trong đầu: “Làm thế nào Việt Nam có thể cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá?”


    Vừa có dáng của một nhà học thuật nhưng vẫn giữ vẻ nhanh nhẹn của một nhà quản lý, người được xem là “cha đẻ của Marketing hiện đại” 76 tuổi, đi thẳng vào vấn đề: “Một đất nước lớn như Trung Quốc nhưng chỉ một thương hiệu nổi tiếng quốc tế như Hayer. Thế giới chắc cũng chẳng biết đến nhãn hiệu nổi tiếng nào của Nga, ngoại trừ vodka.


    Rộng lớn như Brazil cũng chẳng có nhãn hiệu nổi tiếng. Ngược lại có những đất nước rất bé, như Thuỵ Sĩ hay Thuỵ Điển, nhưng lại là cái nôi của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Nestlé, Rolex, Volvo, Electrolux…”.

    Ông Hồ Thế Sơn, tổng giám đốc công ty thời trang Foci cười mãn nguyện: “Chỉ có hơn hai tiếng, nhưng đã học được quá nhiều điều. Tôi sẽ triển khai những gợi ý của ông Kotler ngay”


    Để đánh tan cái gọi là “máy bay B52” trong quảng cáo, ông nhấn mạnh: “Quảng cáo trên truyền hình có lẽ sẽ hết thời. Nó cần thiết nhưng không phải là bí quyết để thành công. Các thương hiệu phải làm sao chiến thắng trong tâm trí khách hàng (mind-share), sau đó chiến thắng trái tim họ (heart-share), và lý tưởng là chiến thắng luôn trong tâm hồn họ (soul-share). Nhiều người nói rằng họ sẽ thấy cuộc sống trở nên vô vị hơn nếu họ không có chiếc xe Harley Davidson, hoặc không được thưởng thức cà phê Starbuck mặc dù họ phải trả 3 đô la cho ly cà phê bé tí”.


    Buổi ăn tối còn được tương tác nhờ 2 “MC” khác: anh Lý Quý Trung và tôi. Đây cũng là đại diện của 2 thương hiệu được chọn là “giải pháp tiếp thị tốt nhất Việt Nam” X-men của ICP và Phở 24 của Nam An Group.


    Tôi được dịp khơi tiếp cuộc thảo luận bằng việc đề nghị Philip Kotler chia sẻ một số chiến lược của các thương hiệu châu Á mà ông là đồng tác giả trong cuốn Think Asian. “Chiến lược tập trung hoá và chuyên biệt là điểm mấu chốt để phát triển và bảo vệ mình trước những gã khổng lồ. Chẳng hạn, một công ty ở Đức chỉ tập trung sản xuất dù ngoài trời và trở thành một nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới”. Ông chia sẻ thêm: “Khi chuyên biệt hoá, chúng ta có đủ sức cạnh tranh để phát triển mạnh ở tầm mức quốc tế. Các sản phẩm như thực phẩm, quần áo… là những sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương nên các công ty nhỏ thường có ưu thế cạnh tranh với các công ty lớn.


    Ngành thiết kế đã rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tôi nghĩ Việt Nam cũng có thể làm tốt việc này trong tương lai”. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc các thương hiệu Việt cần phải thận trọng trước khi ra biển lớn. Theo ông, Đông Nam Á nên là bước đi đầu tiên trước khi thương hiệu Việt ra biển lớn châu Á hoặc đại dương toàn cầu. Với hơn 500 triệu dân tại 10 quốc gia khu vực cùng với sự khác biệt về văn hoá, thói quen, tập quán dù sao còn ít hơn khi ra xa hơn.


    Mỗi vị tham dự không chờ đến lượt là đặt ngay câu hỏi. Ông Cổ Gia Thọ hỏi thẳng: “Đâu là cơ hội để phát triển khi chúng ta chưa có đủ kỹ thuật và tiềm lực kinh tế?”. Philip Kotler không trả lời thẳng vào câu hỏi mà lấy thí dụ của nhãn hiệu bút Cross. “Mỗi ngành kinh doanh đều có những yếu tố quan trọng đối với nhu cầu người tiêu dùng, bên cạnh yếu tố giá cả. Ví dụ như viết nhãn hiệu Cross với chính sách bảo hành suốt đời. Một công ty sản xuất xi măng Cimex gắn GPS trên mỗi chiếc xe tải để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng từ 2 giờ xuống 30 phút. Đây là yếu tố để các thương hiệu tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh và giành chiến thắng”.


    Còn ông Nguyễn Lâm Viên, tổng giám đốc Vinamit đặt ra câu hỏi mà đúng ra chuyên gia tư vấn sẽ phải “bấm giờ” – đó là vấn đề khó khăn của nhãn hiệu Vinamit khi xâm nhập thị trường Trung Quốc vì người tiêu dùng không thể đọc tên nhãn hiệu này. Và như thế thì Vinamit có phải đổi tên. “Coca Cola đã gặp tình huống tương tự ở Trung Quốc. Họ không đổi tên Coca Cola nhưng làm cho nó phù hợp (relevant) hơn với văn hoá Trung Quốc. Có lẽ Vinamit không nên đổi tên nhưng nên học theo bài học của Coca Cola. Philip Kotler cho biết: “Ông lưu ý tên sản phẩm cần: ngắn gọn và gợi nhớ về sản phẩm. Những cái tên tốt như tủ lạnh Frigidaire ở Mỹ, sản phẩm X-men ở Việt Nam. Tránh những tên dài và vô nghĩa”.


    Khi nhắc đến X-men, tôi cũng dành phần hỏi khi đưa ra thí dụ trường hợp của nhãn hiệu đồ da BONIA của Malaysia, nhưng xây dựng hình ảnh là một nhãn hiệu của Ý. Đó có phải là con đường các nhãn hiệu châu Á nên đi trong một số ngành đặc thù? “Đây là một chiến lược rất thông minh. Có một công ty sản xuất đồ da của Đài Loan, sau khi sản xuất xong sản phẩm thì khâu in màu được thực hiện tại Italy, để có được sản phẩm “made in Italy”. Và điều đó giúp cho sản phẩm có thể bán với giá gấp ba lần”. Quay sang tôi, Philip Kotler nói thêm. “Các sản phẩm X-men có đóng dấu “made in France” thì sẽ có thể có cơ hội ở thị trường Mỹ!”


    Thấy đề tài cũng khá “nặng” về tiếp thị, ông Võ Quốc Thắng – tổng giám đốc của gạch Đồng Tâm lái sang chủ đề khác. Võ Quốc Thắng trích dẫn một tư tưởng học được từ một giáo sư Nhật: Muốn thành công thì phải làm điều gì hoàn toàn mới. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp nhỏ, làm sao có thể đủ sức lúc nào cũng đi làm cái mới. Câu hỏi này được Philip Kotler tâm đắc: “Thành công của người Nhật trong quá khứ không phải là đi làm những điều hoàn toàn mới, mà là bắt chước một cách khôn ngoan hơn. Câu triết lý của người Nhật là “Cải tiến mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi. Chỉ khi đã lên được tầm cao rồi, thì họ mới nhấn mạnh đến tính đột phá”.


    Ra về, mọi người còn “thòm thèm” vì chỉ hơn 2 tiếng gặp gỡ với “bộ óc vĩ đại của thế giới”. Ai cũng cố nán lại để chia sẻ thêm những điều đã được nghe, được hỏi và trao đổi những điểm mình tâm đắc.



    Phạm Quốc Cường - Sài Gòn Tiếp Thị

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 8:48 am