Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    Mặt trái của "tình yêu trong lớp học"

    Anhsaodem
    Anhsaodem


    Tổng số bài gửi : 32
    Age : 39
    Registration date : 30/03/2007

    Mặt trái của "tình yêu trong lớp học" Empty Mặt trái của "tình yêu trong lớp học"

    Bài gửi by Anhsaodem Wed Apr 04, 2007 6:45 pm

    Mặt trái của "tình yêu trong lớp học" chính là ở chỗ nhiều "cặp đôi" nhầm lẫn giữa tình yêu hiện đại với văn hoá tôn trọng người xung quanh, nhất là nơi nghiêm túc như giảng đường đại học.


    Khi "hai nửa" ngồi chung lớp

    Vân, sinh viên năm thứ 3 Học viện báo chí và tuyên truyền mỗi sáng đi học luôn chuẩn bị 2 gói xôi, 2 hộp sữa tung tẩy vào lớp. Ngày nào cũng như ngày nào, tiết 1 qua đi, reng một tiếng là cô nàng chạy thẳng xuống bàn cuối giở đồ ra ăn cùng “một nửa” của mình.

    Đấy chỉ là khởi đầu cho một ngày bận rộn: đưa nhau đi học, ngồi cùng bàn, đưa nhau về. Chưa kể ngoài giờ lên thư viện, học cùng nhau, thứ 7 thư viện đóng cửa, lại ríu rít đến phòng trọ thổi nấu. Ngoài ra còn đi chơi riêng và đi chơi với bạn bè cùng lớp…

    Vân cảm thấy mình may mắn vì yêu được Dũng - một chàng trai chững chạc, và luôn là một “team leader” xuất sắc. Trước khi yêu nhau, chàng là thần tượng trong mắt cô. Nói về tình yêu của mình, Vân không che giấu niềm vui trên khóe mắt: “Tụi mình luôn giúp nhau tiến bộ trong học tập. Cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Trên lớp gặp nhau hàng ngày. Hai đứa gần như chẳng muốn đi đâu mà không có nhau cả”.

    Nguyên, sinh viên Trường ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội cũng có bạn gái học cùng lớp. Nguyên và Nga yêu nhau từ cấp 3, vì không muốn xa nhau nên hai người cùng thi vào một trường và cùng đậu. Giờ nghĩ lại thời gian ôn thi đại học cam go, cả hai cùng thỏa mãn với những nỗ lực của mình. “Đúng là hi vọng của bọn mình không hoài phí. Tình yêu đúng là sức mạnh .. vô địch!” - Nguyên tâm sự.

    Ngoài việc giúp đỡ nhau học tập tiến bộ, trong lớp, những cặp đôi như thế cũng làm cho giảng đường đại học đôi khi trở nên thơ mộng và thú vị hơn. Lan, học cùng lớp Vân và Dũng nói: “Hai bạn ấy rất vui tính và nhiệt tình với công việc chung của lớp. Đi đâu làm gì có 2 đứa cũng vui vẻ. Thành ra “Dũng bí thư” cũng năng nổ trong công tác đoàn hơn. Vân cũng chăm hát múa văn nghệ cho trường. Lớp mình mà không có đôi đấy là mất vui !”

    Các thầy các cô trong trường thường cười trìu mến trước những bạn trẻ này. Thầy Hùng, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội nói: “Nhìn các đôi sánh bước dưới sân trường tôi thấy đôi lúc xốn xang trong lòng. Nhớ lại mối tình đầu hồi sinh viên của mình, có lúc cười một mình và thấy trẻ ra mấy tuổi !”

    Lớp học trở thành … vườn yêu?

    Không thể phủ nhận rằng bạn trẻ bây giờ yêu nhau bạo dạn quá. Bên cạnh những câu chuyện vui vẻ, dễ thương về các đôi yêu nhau cùng lớp, những cuộc “buôn” trong lớp không mấy khi thiếu đi đề tài kiểu như: “Chúng nó tưởng lớp học là công viên chắc?”

    Hiền, Khoa Quản trị Kinh Doanh, Trường ĐH RMIT kể về đôi bạn cùng lớp vừa háo hức xen với bực dọc: “Lớp mình hay học kiểu present (giảng viên giảng bài với các slide hình ảnh trên máy chiếu). Mấy lần học môn kinh tế vi mô, thầy tắt đèn, chuẩn bị bật màn hình máy chiếu là Tuấn và Linh lại được dịp ngồi lại gần và…ôm nhau rồi …hôn nhau. Thật phản cảm. Hai bạn ấy có thể “kìm” lại, chờ tan học và tìm chỗ nào hợp lí hơn được mà!”.

    Thắng, học cùng lớp Tuấn và Linh nói thêm: “Nhiều người nghe chuyện này thấy thật khó tin. Nhưng chúng mình phải chịu cảnh đó không ít lần rồi. Lớp học này trở thành vườn yêu của họ mất thôi”.

    Chuyện Tuấn và Linh hầu như sinh viên trường RMIT không ai là không biết. Không phải vì ai cũng có “cơ hội” chứng kiến cảnh tượng ấy mà bởi vì khi hai bạn đó cãi nhau thì “sinh viên cả 3 tầng nhà đều nghe thấy hết nội dung. Và vì thế, họ trở thành tâm điểm của rất nhiều sự chỉ trỏ, bàn tán của sinh viên trong trường!” - Hiền kể.

    Những chuyện kiểu như cầm tay nhau trong ngăn bàn một cách lộ liễu, nũng nịu người yêu trước mặt bạn bè… cũng không hề hiếm gặp.

    Trừ đôi bạn trẻ là người trong cuộc, tất cả mọi người đều cảm thấy rất khó khó chịu.

    Họ không những làm mất đi sự nghiêm túc của giảng đường, làm “đục” môi trường sư phạm, mà họ còn làm xấu đi hình ảnh của chính mình trước mặt bạn bè và thầy cô. Mặt trái của nhiều "cặp đôi" chính là ở chỗ họ nhầm lẫn giữa tình yêu thời hiện đại với văn hoá tôn trọng người xung quanh, nhất là nơi nghiêm túc như giảng đường đại học.
    Đoàn Hạnh (Theo VNN

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 5:45 pm